Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Những điều cần biết về tế bào gốc

Những điều cần biết về tế bào gốc

  1. Khái niệm TBG:

TBG là những tế bào có khả năng tăng sinh, biệt hóa cao, có thể tự làm mới chính nó và tạo ra những dòng tế bào chuyên biệt thực hiện chức năng ở những mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể

  1. Ứng dụng

- Tái tạo những tế bào/mô khoẻ mạnh để thay thế cho những tế bào/mô trong nhiều loại bệnh lý khác nhau

-  Đi sâu tìm hiểu về các cơ chế bệnh sinh điều trị nhiều bệnh lý ở cấp độ phân tử, tế bào mà trước đây chúng ta chưa biết tới.

- Cho đến nay,đã có hàng trăm loại bệnh được điều trị bằng tế bào gốc, đặc biệt các bệnh lý hiểm nghèo về máu. Những nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ về tế bào gốc đang đưa nền y học chuyển sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên về y học tái tạo!

  1. Nguồn TBG

Tế bào gốc từ phôi

Tế bào gốc chu sinh (máu cuống rốn, mô dây rốn, màng dây rốn – bánh rau),

Tế bào gốc trong mô cơ thể người trưởng thành (mô mỡ, tuỷ xương, tuỷ răng sữa …).

Ngay cả tế bào đã biệt hoá thành dòng tế bào chuyên biệt cũng đã được chứng minh trong điều kiện nhân tạo đặc biệt có khả năng tái lập trình để quay trở lại thành tế bào có tính năng của tế bào gốc ( tế bào gốc vạn năng cảm ứng – iPSC)

  1. TBG máu cuống rốn và Ngân hàng lưu trữ

Ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn là nơi bảo quản các tế bào gốc của trẻ sơ sinh được thu thập từ máu dây rốn và nhau thai sau khi trẻ được sinh ra.

  • Ưu việt:

- Tế bào gốc máu cuống rốn không còn là tế bào giai đoạn phôi thai, nhưng chúng nguyên bản hơn tế bào gốc phân lập được ở người trưởng thành, vì các tế bào này còn non và ít tiếp xúc với mầm bệnh hoặc các yếu tố môi trường bên ngoài nên khả năng tăng sinh, biệt hóa cũng tốt hơn ở người trưởng thành.

-Tế bào gốc trong máu cuống rốn có thể được thu thập mà không có bất kỳ rủi ro nào cho em bé hoặc người mẹ. Ngày nay máu cuống rốn được sử dụng để điều trị tại nhiều bệnh viện trên khắp thế giới. Đồng thời có nhiều bệnh lý phức tạp vẫn đang được thử nghiệm ở nhiều trung tâm nghiên cứu lớn thông qua ứng dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn theo nhiều cách khác nhau

4.2. Quy trình lưu trữ

- Lưu trữ máu cuống rốn bao gồm một quá trình khắt khe gồm nhiều bước, bắt đầu từ việc đánh giá - sàng lọc - thu thập – xử lý rồi lưu trữ các tế bào gốc, tiếp đến là quản lý chất lượng đảm bảo chặt chẽ nhằm sử dụng cho các mục đích y tế trong tương lai.

4.3. Hình thức lưu trữ:

Tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của người sản phụ và gia đình và chính sách của các Ngân hàng Tế bào gốc

Lưu trữ cộng đồng (publish banking)

Hiến tặng

Miễn phí

Cơ sở lưu trữ có toàn quyền sử dụng để phục vụ cộng đồng

Lưu trữ gia đình (private banking)

Yêu cầu của gia đình sản phụ

Mất phí

Để nhận tư vấn trực tiếp từ Tổ tư vấn Tế bào gốc - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, mẹ hãy liên hệ:

☎ Hotline: 0862046186

🌐 Fanpage Tổ tư vấn Tế bào gốc - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: https://www.facebook.com/tebaogocpshn

📩 Email: tebaogocpshn@gmail.com

Ths. Nguyễn Trọng Phúc - Tổ tư vấn Tế bào gốc