Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Thông tin thuốc – Bản tin số 5 năm 2019: Nâng cao chất lượng công tác thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện

Thông tin thuốc – Bản tin số 5 năm 2019: Nâng cao chất lượng công tác thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện

Thông tin thuốc – Bản tin số 5 năm 2019: Nâng cao chất lượng công tác thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện

Đề nghị các đơn vị:

+ Thay thế mẫu báo cáo đang dùng bằng mẫu báo cáo mới từ tháng 9/2019 (In từ bản đính kèm hoặc có thể nhận mẫu báo cáo mới tại khoa Dược Bệnh viện).

+ Duy trì 05 mẫu báo cáo chưa dùng kẹp cùng sổ báo cáo ADR của khoa để sẵn sàng báo cáo nếu cần.

+ Cập nhật vào sổ theo dõi báo cáo ADR nếu có bệnh nhân gặp phản ứng có hại của thuốc.

Một số hướng dẫn liên quan đến công tác báo cáo phản ứng có hại của thuốc.

1. Báo cáo tất cả các phản ứng có hại mà anh/chị nghi ngờ, đặc biệt khi:

- Các phản ứng liên quan tới thuốc mới

- Các phản ứng không mong muốn hoặc chưa được biết đến

- Các phản ứng nghiêm trọng

- Tương tác thuốc

- Thất bại trong điều trị

- Các vấn đề về chất lượng thuốc

- Các sai sót trong quá trình sử dụng thuốc.

2. Báo cáo được áp dụng cho các phản ứng gây ra bởi:

- Thuốc và các chế phẩm sinh học

- Vắc xin

- Các thuốc cổ truyền hoặc thuốc có nguồn gốc dược liệu

- Thực phẩm chức năng.

3. Người báo cáo có thể là: (Là người chứng kiến hoặc nắm rõ nhất về trường hợp phản ứng của bệnh nhân)

- Bác sĩ

- Dược sĩ

- Điều dưỡng/nữ hộ sinh.

4. Cách báo cáo:

- Điền thông tin vào mẫu báo cáo các mục theo qui định

- Chỉ cần điền những phần anh/chị có thông tin

- Có thể đính kèm thêm một vài trang (nếu mẫu báo cáo không đủ khoảng trống để điền thông tin hay có những xét nghiệm liên quan).

- Gửi báo cáo về Khoa Dược sớm nhất có thể