Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hướng tới đưa Ngân hàng Mô vào hoạt động chính thức

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hướng tới đưa Ngân hàng Mô vào hoạt động chính thức

Ngày 27/6/2025, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã đón Đoàn thẩm định của Bộ Y tế đến kiểm tra, đánh giá thực tế để tiến tới cấp phép hoạt động cho Ngân hàng Mô trực thuộc Bệnh viện. Đây là bước tiến quan trọng trong định hướng phát triển kỹ thuật cao và ứng dụng y học hiện đại tại cơ sở y tế chuyên ngành sản phụ khoa hàng đầu cả nước.

Đoàn công tác Bộ Y tế do TS Hà Anh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – làm Trưởng đoàn, cùng nhiều chuyên gia đầu ngành tham dự và đánh giá chuyên môn.

Theo đại diện Bệnh viện, việc thành lập Ngân hàng Mô là một phần trong chiến lược phát triển chuyên môn sâu, đồng thời hiện thực hóa Đề án tự chủ đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Cơ sở này được kỳ vọng sẽ bảo quản, xử lý và ứng dụng hiệu quả tế bào gốc – đặc biệt là tế bào gốc từ máu và mô dây rốn – trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và điều trị các bệnh lý hiếm muộn, di truyền, huyết học.

Đoàn công tác Bộ Y tế do TS Hà Anh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – làm Trưởng đoàn, cùng nhiều chuyên gia đầu ngành tham dự và đánh giá chuyên môn. Về phía Bệnh viện có TS.BS Đinh Thúy Linh – Phó Giám đốc Bệnh viện và các lãnh đạo khoa phòng chuyên môn.

Ảnh có chứa trang phục, người, trong nhà, Mặt người Nội dung do AI tạo ra có thể không chính xác.

TS.BS Đinh Thúy Linh – Phó Giám đốc Bệnh viện và các lãnh đạo khoa phòng chuyên môn.

Tại buổi làm việc, TS.Nguyễn Trọng Phúc – phụ trách chuyên môn Ngân hàng Mô – đã trình bày báo cáo tóm tắt về cơ sở pháp lý, đầu tư trang thiết bị, quy trình kỹ thuật và năng lực nhân sự. Theo báo cáo, Ngân hàng Mô được đầu tư bài bản, đạt tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ chuyên môn có chứng chỉ hành nghề và đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tế bào gốc.

Ảnh có chứa trang phục, người, đàn ông, cười Nội dung do AI tạo ra có thể không chính xác.

TS Hà Anh Đức làm việc cùng bệnh viện.

Đoàn thẩm định ghi nhận sự chuẩn bị công phu, đầy đủ cả về vật lực và nhân lực. Một số lợi ích chính từ hoạt động của Ngân hàng Mô cũng được nêu rõ, bao gồm: bảo quản tế bào gốc như một dạng “bảo hiểm sinh học” cho gia đình; hỗ trợ điều trị vô sinh – hiếm muộn; và đóng vai trò đầu mối trong mạng lưới ngân hàng mô quốc gia.

Ảnh có chứa trang phục, người, trong nhà, Thiết bị y tế Nội dung do AI tạo ra có thể không chính xác.

Các chuyên gia Bộ Y tế đánh giá cao mô hình Ngân hàng Mô tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Kết luận buổi làm việc, các chuyên gia Bộ Y tế đánh giá cao mô hình Ngân hàng Mô tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, coi đây là hướng đi tất yếu trong bối cảnh y học tái tạo đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Việc đưa Ngân hàng Mô vào hoạt động sẽ không chỉ nâng cao chất lượng điều trị mà còn góp phần bảo vệ sự sống từ những thời khắc đầu tiên.

Nguồn:

https://moh.gov.vn/su-kien-y-te-noi-bat/-/asset_publisher/8EeXRtRENhb6/content/benh-vien-phu-san-ha-noi-huong-toi-ua-ngan-hang-mo-vao-hoat-ong-chinh-thuc?inheritRedirect=false

Tổ Truyền