Cấp cứu khẩn cấp

024 3834 3181

Hiểu thế nào về bảo lãnh viện phí ?

Hiểu thế nào về bảo lãnh viện phí ?

Trong cuộc sống, hầu hết mọi người dẫn người dân đều quen thuộc với Bảo hiểm y tế (BHYT) Nhà nước. Những người đi làm thì tham gia BHYT theo hình thức bắt buộc. Những người lao động tự do thì tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện. Từ trẻ nhỏ, đến người già, hầu như ai cũng sẽ có cho mình một tấm thẻ BHYT của Nhà nước.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân được nâng cao, dịch vụ chăm sóc y tế trở thành một nhu cầu không thể thiếu với nhiều người dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, những bất cập của loại hình BHYT của Nhà nước, chi phí y tế tăng cao qua các năm, đã thúc đẩy các loại hình Bảo hiểm sức khoẻ (BHSK) hay còn gọi là Thẻ bảo lãnh ra đời. Loại hình bảo hiểm sức khoẻ của các công ty Phi Nhân thọ/Nhân thọ ra đời đã đáp ứng đúng những mong mỏi của khách hàng với những loại thẻ từ vài trăm nghìn đến những thẻ sức khoẻ cao cấp vài trăm triệu. 

Bảo lãnh viện phí là gói quyền lợi nằm trong các gói bảo hiểm sức khỏe khi người dân mua tại các công ty bảo hiểm. Khi mua các gói bảo hiểm, người dân sẽ được cấp 1 chiếc thẻ, gọi là thẻ bảo lãnh viện phí. Thẻ bảo lãnh viện phí ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại bệnh viện công và tư.

Bảo lãnh viện phí (BLVP): là hình thức công ty bảo hiểm thanh toán trực tiếp một phần, từng phần hoặc tất cả chi phí y tế cho khách hàng khám và điều trị tại bệnh viện.

Điều quan trọng là bệnh nhân phải xuất trình Thẻ bảo lãnh và các giấy tờ tùy thân trước khi khám bệnh đối với ngoại trú và trong vòng 24h kể từ khi nhập viện đối với nội trú tại bộ phận bảo lãnh viện phí của bệnh viện để được tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bảo lãnh gửi các công ty bảo hiểm. Nếu không có thẻ bảo lãnh hoặc ủy quyền trên thẻ tín dụng của bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị, các bệnh viện thường sẽ tính một khoản tiền đặt cọc nhập viện rất lớn (đôi khi lên tới 30 triệu đồng)

Mục đích của Bảo lãnh viện phí ?

Dịch vụ bảo lãnh viện phí này giúp người bệnh và gia đình giảm bớt gánh nặng tài chính khi khám bệnh hoặc nằm viện và tiết kiệm tối đa thời gian, thủ tục hành chính cho người bệnh.

Phải làm gì trong trường hợp cấp cứu y tế ?

Điều quan trọng cần làm trong trường hợp khẩn cấp là đảm bảo bạn đến một cơ sở gần đó có thể điều trị khẩn cấp. Sau đó, liên hệ với công ty bảo hiểm của bạn càng sớm càng tốt. Tất cả các thông tin liên lạc cần thiết phải được trình bày trên thẻ bảo hiểm của bạn. Công ty bảo hiểm của bạn càng nhanh chóng biết được tình huống khẩn cấp của bạn, thì họ càng sớm có thể sắp xếp thể bảo lãnh viện phí với cơ sở y tế. Nếu bạn liên hệ sớm với Bộ phận bảo lãnh viện phí của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để được tư vấn miễn phí và  hãy nhớ liên hệ với họ, vì họ có thể giúp bạn đẩy nhanh thủ tục.

Trong trường hợp cấp cứu y tế bất ngờ, một số bệnh viện – đặc biệt là bệnh viện công – có thể yêu cầu bạn thanh toán trước tiền đặt cọc nhập viện hoặc ủy quyền trên thẻ tín dụng của bạn trước khi điều trị cho bạn. Điều này đơn giản là vì, nếu không có bảo lãnh viện phí, tiền đặt cọc hoặc thẻ tín dụng, các bệnh viện có nguy cơ không bao giờ được thanh toán. Tuy nhiên đừng lo lắng, ngay sau khi bạn ra viện có chi phí điều trị thực tế, bộ phận kế toán sẽ đối trừ số tiền tạm ứng với số tiền được công ty bảo hiểm bảo lãnh và số tiền nằm ngoài phạm vi bảo hiểm.

Nhân viên Bộ phận Bảo lãnh viện phí của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hỗ trợ người bệnh

Thông tin liên hệ Bộ phận bảo lãnh viện phí:

  • Địa điểm: Tầng 1, sảnh nhà A- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (đối diện cổng số 1 BV)
  • Điện thoại/Zalo: 0969.396.387
  • Email: pshn@gmail.com
  • Thời gian làm việc:

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Sáng: 7h30 – 11h30, Chiều: 13h30 – 16h30

Thứ 7, chủ nhật: Khách hàng nhập viện liên lạc với Bộ phận Bảo lãnh viện phí qua điện thoại để được hướng dẫn chi tiết.

Hoàng Đức - Tổ Truyền thông